Đặc điểm Tuần hoàn mạch vành

Tuần hoàn mạch vành vừa là tuần hoàn dinh dưỡng của tim, đảm bảo cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho tim hoạt động, lại vừa phải chịu ảnh hưởng của hoạt động tim, vì tim co bóp tống máu vào động mạch chủ, nơi xuất phát của động mạch vành.[1]

Tuần hoàn mạch vành quan trọng ở chỗ nó đảm bảo cho tim hoạt động, tức là đảm bảo tưới máu cho toàn bộ cơ thể.[2]

Về mặt cấu trúc - chức năng, tuần hoàn mạch vành gồm hai động mạch là động mạch vành phảiđộng mạch vành trái có nguyên ủy từ quai động mạch chủ, ngay sau van tổ chim. động mạch vành trái chủ yếu cung cấp máu cho mặt trước và mặt bên của tâm thất trái. Động mạch vành phải cung cấp máu cho toàn bộ tâm thất phải và mặt sau tâm thất trái. Ở tuần hoàn mạch vành có rất ít hệ thống nối thông các động mạch với nhau nên nếu bị tắc một động mạch, đặc biệt là động mạch lớn thì rất nguy hiểm vì thiếu cung cấp máu cho phần tương ứng, gây nhồi máu cơ tim, có thể dẫn đến tử vong.[1]

Sơ đồ tim

Tuần hoàn mạch vành diễn ra trong một khối cơ rỗng. luôn co bóp nhịp nhàng nên động học máu của tuần hoàn mạch vành cũng thay đổi một cách nhịp nhàng. Vì tâm thất trái co bóp mạnh hơn tâm thất phải nên tuần hoàn mạch vành ở tâm thất trái thay đổi theo nhịp hoạt động của tim nhiều hơn ở tâm thất phải. Máu tưới tâm thất trái chỉ có ở thì tâm trương, trong thì tâm thu hầu như không có máu tưới. Còn ở tâm thất phải thì máu tưới đều, tuy vậy trong thì tâm thu lượng máu tới tâm thất phải cũng ít hơn.[1]

Áp suất và tốc độ máu trong tuần hoàn mạch vành thay đổi theo các giai đoạn hoạt động của tim: trong giai đoạn đầu của thì tâm thu (lúc tim bắt đầu tống máu vào động mạch chủ) áp suất máu trong hệ thống mạch vành tăng lên đột ngột, tốc độ dòng máu tăng chậm sau đó. Trong giai đoạn tâm thu mạch sau đó (ở thì tống máu), áp suất vẫn cao nhưng tốc độ dòng máu thì giảm do cơ tâm thất bớp chặ, đặc biệt ở tâm thất trái tấc độ dòng máu giảm thấp hẳn. Trong thì tâm trương áp suất giảm nhưng tốc độ dòng máu tăng, do cơ tim giãn ra hoàn toàn, mở thông lưới mạch vành.[1] Hầu hết máu từ tĩnh mạch vành trái trở về tâm nhĩ phải thông qua xoang vành chiếm 75%.[2]

Lưu lượng mạch vành: ở người bình thường lưu lượng mạch vành lúc ngủ là khoảng 225 ml/phút, tức 80 ml/100 gam/ phút (quả tim nặng khoảng 250 đến 300 gam). Trong lao động nặng, lưu lượng mạch vành có thể tăng lên 4 đến 5 lần để đấp ứng với nhu cầu cung cấp oxy cho tim hoạt động.[1]

Mức tiêu thụ oxy của cơ tim: khi nghỉ ngơi, tim tiêu thụ khoảng 15% tổng lượng oxy của toàn cơ thể, tức là khoảng 30 ml/phút hay 10 ml/100 gam/phút. Hiệu số sử dụng oxy trong 100 ml máu (so sánh giữa lượng oxy ở động mạch với lượng oxy ở tĩnh mạch) là khoảng 11 - 12 ml oxy/100 ml máu, cao nhất trong các mô của cơ thể.[1]